TIN TỨC NỔI BẬT
Năm 2020 là năm có nhiều dấu mốc đánh dấu các sự kiện quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, do vậy Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 tập trung vào chủ đề “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”.
Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-BCĐ ngày 23/11/2020 của Ban chỉ đạo 138 Thành phố Hà Nội về tổ chức tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 Thành phố Hà Nội.
Phường Bạch Đằng (Bao gồm UBND phường, Trạm Y tế phường, cơ sở cai nghiện 710 Bạch Đằng) cùng toàn thể nhân dân phường cùng hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS và ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS 01/12/2020.
Tổ chức truyền thông về K = K, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), lợi ích của điều trị ARV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
- Nội dung truyền thông có nội dung sau:
+ Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV: Lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, Buprenorphine và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP); Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP);
+ Lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao;
+ Điều trị bằng thuốc ARV: Lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV; Lan tỏa thông điệp K=K để người nhiễm HIV tiếp cận sớm dịch vụ điều trị ARV, tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ và hiểu ý nghĩa của tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện; Lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương v.v...;
+ Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
+ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS: Sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh dịch AIDS vào năm 2030.
+ Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
+ Tăng cường truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống mạng xã hội như Fanpage, Facebook, Zalo, ...các báo điện tử và các trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
- Các hoạt động khác
- Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng; dự phòng, dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP); chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
- Tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động trong tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại phường.